BÀ LÃO VÀ MIMIKYU

Sột soạt… sột soạt…” – Mimikyu chăm chú ngồi trên một chiếc ghế gỗ nhìn bà lão đan một chiếc áo làm bằng len để chuẩn bị cho một mùa Đông giá rét, nó vừa nhìn bà vừa mơ mơ màng màng rồi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay, những cơn gió Đông đã bắt đầu thoáng qua ngôi nhà nó, tiếng lách cách của cái đồng hồ càng làm nó buồn ngủ hơn, nó quấn một chiếc khăn bằng len của bà lão và ngủ ngon lành trên chiếc ghế.

Ôi chà… mới đó mà ngủ rồi nhỉ?” – Bà lão vừa nói vừa xoa đầu Mimikyu với ánh mắt trìu mến, bà thấy nó nhúc nhích nên vội rút tay ra vì không muốn làm nó tỉnh giấc.

*****

Vào khoảng 2 năm trước, bà lão với Mimikyu vô tình gặp nhau trong một khu rừng ít người lui tới. Hôm ấy bà lão vào rừng để hái thuốc thì nghe một tiếng động lạ ở gốc cây cổ thụ gần đó, bà tiến lại gần và nhìn ra phía sau, là một con Mimikyu nhưng có vẻ nó đang bị bệnh.

Ôi trời ơi… sao trông mi mệt mỏi thế này?” – Bà vừa nói vừa bế Mimikyu lên, nó giãy giụa nhưng vì không còn chút sức lực nào nên nó dễ dàng bị bà ôm về nhà.

Ráng lên nhé… sắp đến nhà rồi, ta sẽ chữa bệnh… cho mi.” – Bà lão vừa nói vừa chạy, những bước chạy, những nhịp thở dốc ở cái tuổi xế chiều nặng trĩu, bà vừa chạy vừa thở nhưng vẫn quyết tâm cứu nó vì thời gian là vàng là bạc nên không được chậm trễ một giây nào.

Khi bà lão chạy qua làng với Mimikyu trong tay, nhiều người dân đã xì xào bàn tán.

Bà cụ đó bị làm sao vậy? Sao lại mang Mimikyu về nhà chứ?” – Một người đàn ông thì thầm với người bên cạnh.

Không biết nữa, nhưng Mimikyu là điềm gở mà. Bà ấy không sợ sao?” – Người phụ nữ đáp lại với vẻ lo lắng.

Có khi nào bà cụ bị lú lẫn rồi không? Ở cái tuổi này mà còn rước thêm phiền phức về nhà.” – Một thanh niên trẻ tuổi thêm vào.

Nhưng bà lão vẫn phớt lờ mọi lời đàm tiếu, lòng bà chỉ nghĩ đến việc cứu chữa cho Mimikyu.

Về tới nhà, bà vội đặt nó lên một chiếc ghế làm bằng gỗ, rồi hối hả chạy thật nhanh về cái tủ đựng đầy những lọ thuốc, nhanh tay lấy một lọ rồi nhẹ nhàng cho Mimikyu uống. Sau khi uống thuốc xong nó dần chìm vào giấc ngủ say, thân nhiệt cũng từ từ giảm.

Mikyu?!”- Mimikyu tỉnh lại dưới ánh dương sáng sớm trên chiếc ghế gỗ và chiếc khăn ấm quấn quanh nó.

Bà lão nghe tiếng “cót két” của chiếc ghế cũ liền ngồi dậy, cả đêm hôm trước bà đã ngồi canh nó cho đến khi mệt quá mà thiếp đi, ánh nắng ban mai làm mắt bà bị chói, mãi một lúc sau bà mới mở mắt ra được.

Mi khỏe rồi chứ?” – Bà vừa nhẹ nhàng đứng dậy vừa hỏi.

” – Mimikyu chỉ im lặng nhìn bà.

Bầu không khí im lặng này làm bà hơi bối rối, có vẻ nó bị con người ghét bỏ từ lúc mới sinh ra nên bây giờ nó thấy lạ lẫm vì có người quan tâm nó.

Bà đưa tay về phía Mimikyu thì nó có vẻ sợ hãi, bước những bước chân run run về phía sau.

Mi sợ ta à? Ta không làm gì mi đâu…” – Bà vừa nói vừa đưa tay ra.

” – Mimikyu vẫn giữ thái độ im lặng và lùi về phía sau.

Nỗi sợ của nó là do trước kia con người từng đuổi đánh nó khi nó vào làng và cố gắng làm quen với mọi người. Tất nhiên bà lão cũng không từ bỏ vì bà biết bất kỳ Pokemon nào cũng sẽ không tự ý làm hại đến con người, hơn nữa bà cũng muốn có một ai đó để bầu bạn ở cái tuổi xế chiều này.

Khi bà lão quyết định nuôi Mimikyu, người dân trong làng phản ứng mạnh mẽ. Một buổi sáng, tiếng ồn ào vang lên trước nhà bà. Khi bà bước ra, bà thấy một đám đông tụ tập, tràn đầy những khuôn mặt lo lắng và bất an.

Bà ơi, bà có chắc là nuôi Mimikyu không? Nó là điềm gở đó!” – Một người đàn ông lớn tuổi trong làng lên tiếng, vẻ mặt nghiêm trọng và giọng nói hoang mang.

Bà à, Mimikyu có thể mang lại xui xẻo cho cả làng.” – Một phụ nữ khác nói xen vào, giọng nói đầy lo lắng.

Người dân xung quanh bắt đầu xì xào, một số người gật đầu đồng tình, số khác thì lo lắng nhìn về phía bà lão. Bà lão bình tĩnh lắng nghe, ánh mắt bà không hề dao động trước những lời nói đó. Bà biết rằng sự hiện diện của Mimikyu đã gây ra sự lo lắng cho mọi người, nhưng bà cũng hiểu rằng sợ hãi và định kiến chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Bà lão mỉm cười nhẹ, bước lên một bước gần hơn đám đông.

Cảm ơn mọi người đã lo lắng cho tôi, nhưng tôi tin rằng mọi sinh vật đều cần sự quan tâm và tình yêu. Mimikyu cũng vậy. Mimikyu cần một mái nhà, và tôi tin rằng tình yêu và sự chăm sóc có thể thay đổi mọi thứ. Tôi sẽ chăm sóc nó, và nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, tôi sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Sự kiên định trong ánh mắt và giọng nói của bà lão khiến người dân dần chấp nhận và tôn trọng quyết định của bà, dù vẫn giữ một khoảng cách nhất định. Dần dần, đám đông bắt đầu tan đi, từng người một rời khỏi khu vực trước nhà bà. Một vài người quay lại nhìn Mimikyu với ánh mắt bớt phần căm ghét hơn, nhưng sự sợ hãi vẫn còn hiện hữu.

Bà lão gật đầu chào mọi người. Sau khi đám đông tan hết, bà quay lại nhìn Mimikyu, đang đứng yên lặng bên cạnh cánh cửa.

Đừng lo, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi.” – Bà lão nhẹ nhàng nói, đôi mắt tràn đầy yêu thương. Mimikyu nhìn bà, dường như cảm nhận được sự an ủi và bảo vệ từ bà.

Thời gian đầu Mimikyu không chịu nói chuyện với bà nhưng về sau nó đã mở lòng mình ra, mỗi ngày nó cùng bà lên rừng hái thuốc, ở nhà ngắm bà đan len, cuộc sống cứ thế nhàn nhã trôi qua từng ngày. Có vẻ nó cũng bắt đầu thích cái nhịp sống chầm chậm này.

*****

Thấm thoát đã hai năm trôi qua, Mimikyu vẫn ở đó, bà lão vẫn ở đó, cả hai vẫn ăn, ngủ, làm việc cùng nhau nhưng đôi khi nó tự hỏi rằng: “Liệu cuộc sống yên bình như thế này có được duy trì mãi?”.

Dạo này thời tiết có phần lạnh dần, có vẻ những cơn gió lạnh kia là của mùa Đông gửi đến để báo hiệu là chúng sắp tới. Bà lão ngồi bên cửa sổ, ánh mắt xa xăm nhìn về phía chân trời. Những cơn ho khan dạo này xuất hiện nhiều hơn khiến Mimikyu lo lắng.

Một buổi sáng, bà lão quyết định dẫn Mimikyu ra khu rừng nơi họ đã gặp nhau lần đầu tiên. Bà muốn cho nó thấy một điều đặc biệt trước khi quá muộn. Trời vẫn lạnh, những đám mây xám xịt che phủ bầu trời, nhưng bà lão vẫn kiên quyết dẫn nó đi.

Họ đi sâu vào rừng, vượt qua những bụi cây và những lối mòn quen thuộc. Mimikyu cảm nhận được sự yếu ớt trong từng bước chân của bà, nhưng nó vẫn bước theo, luôn ở bên cạnh bà, lo lắng nhìn bà từng bước một.

Cuối cùng, họ đến một khu đất trống nhỏ, nơi có một cái cây to lớn và cổ thụ đứng sừng sững giữa rừng. Bà lão dừng lại, thở dốc nhưng vẫn mỉm cười.

Mi còn nhớ cái cây này không?” – Bà lão hỏi, giọng khàn khàn. – “Đây là nơi ta đã gặp mi lần đầu tiên. Mi biết không, cái cây này rất đặc biệt. Nó đã tồn tại hàng trăm năm và đã chứng kiến biết bao nhiêu chuyện. Mỗi mùa Xuân, nó lại nở rộ hoa, dù thời gian có trôi qua, nó vẫn luôn mạnh mẽ, luôn kiên cường.

Mimikyu lắng nghe, đôi mắt mở to, nhìn cái cây lớn trước mặt. Nó cảm nhận được sự mạnh mẽ, khả năng trường tồn với thời gian của cây cổ thụ này.

Ta muốn mi nhớ rằng, dù có chuyện gì xảy ra, hãy luôn mạnh mẽ như cái cây này. Hãy luôn tin vào bản thân và tiếp tục sống, tiếp tục yêu thương những thứ xung quanh, dù có khó… khăn đến đâu.” – Bà lão vừa nói vừa ho nhẹ.

Mimikyu gật đầu, đôi mắt rưng rưng. Nó hiểu rằng bà lão không còn nhiều thời gian, đây có thể là những lời dặn dò cuối cùng của bà.

Họ ngồi bên cái cây một lúc, nhìn ngắm cảnh vật xung quanh. Mimikyu cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn, như được tiếp thêm sức mạnh từ cái cây và từ lời dạy của bà lão.

Về thôi nhé… ta mệt rồi.” – Bà lão nói với giọng khàn khàn.

Trên đường về nhà, bà lão yếu dần. Mimikyu phải giúp bà bước từng bước, lòng đầy lo lắng. Khi về đến nhà, bà lão mệt lả và nằm trên giường, hơi thở yếu ớt, mắt nhắm nghiền và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Mimikyu quỳ xuống bên giường, nắm lấy bàn tay gầy guộc của bà, nước mắt lăn dài trên khuôn mặt.

Chiều hôm ấy, bà lão gọi Mimikyu lại gần và nói:

Ta đang đan cho mi một chiếc áo len để mi có cái sưởi ấm trong mùa Đông lạnh giá này. Ta không còn nhiều thời gian nữa… nhưng ta hy vọng sẽ kịp hoàn thành nó.

Mimikyu nhìn bà lão, lòng đầy xót xa, nhưng nó không dám từ chối. Bà lão bắt đầu đan chiếc áo len, đôi tay run rẩy nhưng vẫn kiên quyết. Mỗi mũi đan đều chất chứa tình yêu thương và sự quan tâm của bà dành cho Mimikyu. Mimikyu ngồi bên cạnh, chăm chú nhìn bà, lòng đầy cảm động và buồn bã.

Mỗi ngày, Mimikyu thấy bà lão yếu dần, nhưng bà vẫn kiên trì đan áo cho nó. Cuối cùng, sau nhiều ngày cố gắng, bà lão đã hoàn thành chiếc áo len. Bà trao cho Mimikyu chiếc áo, đôi mắt lấp lánh nước mắt.

Cái này… ta tặng mi… coi như là món quà chia tay nhé?” – Bà lão vừa nói vừa nở một nụ cười ấm áp.

Kyu…” – Nó bất lực kêu lên.

Mi… đừng buồn… ta không sao…” – Bà lão khẽ thì thầm, giọng yếu ớt. – “Ta đã có mi bầu bạn… quãng đời cuối cùng của ta thật hạnh phúc… ta đã sống quá lâu rồi…

Mimikyu chỉ biết im lặng, nắm chặt tay bà hơn. Nó không muốn mất bà, người đã cứu nó, chăm sóc nó, yêu thương nó như con cái trong nhà.

Bà lão nhìn Mimikyu lần cuối, ánh mắt trìu mến.

Mi sẽ ổn thôi… hãy sống tiếp, hãy mạnh mẽ… ta luôn ở bên mi…

Rồi bà từ từ nhắm mắt nhưng miệng vẫn mỉm cười dù bà hơi thở đã ngừng hẳn.

Mimikyu không rời khỏi bà, nó vẫn ngồi bên cạnh giường suốt đêm. Trái tim nó đau nhói, nỗi buồn bao trùm lên cả ngôi nhà nhỏ. Mọi thứ trở nên vô nghĩa khi không còn bà bên cạnh. Mỗi góc nhà, mỗi vật dụng đều mang dấu ấn của bà, từng tiếng ho khan, từng tiếng cười hiền từ như còn văng vẳng đâu đây.

Mimikyu cảm thấy trống rỗng, cô đơn và lạc lõng. Nó quấn chặt chiếc áo len của bà lão, nước mắt rơi không ngừng. Nỗi đau mất mát quá lớn khiến nó không biết phải làm sao để vượt qua. Nó ngồi bên cạnh, nắm chặt bàn tay lạnh ngắt của bà, hy vọng một phép màu nào đó có thể mang bà trở lại.

Sáng hôm sau, những thanh niên lực lưỡng trong làng đã hỗ trợ chôn cất bà, nhìn những lớp đất từ từ phủ lên cơ thể bà mà nước mắt nó không ngừng rơi.

Những ngày sau đó, Mimikyu vẫn ở trong ngôi nhà nhỏ, không rời khỏi nhà nửa bước. Nó giữ gìn mọi thứ của bà lão, từ những lọ thuốc đến những chiếc áo còn đan dang dở…

Mùa Đông đến, những cơn gió lạnh chính thức len lỏi vào trong ngôi nhà nhỏ. Mimikyu vẫn ngồi trên chiếc ghế gỗ, quấn chiếc áo len của bà lão, mắt nhìn xa xăm, trái tim nặng trĩu. Mỗi khi gió Đông thổi qua, nó lại cảm thấy như bà lão đang ở bên cạnh, xoa đầu và an ủi nó. Nó biết rằng, dù bà không còn bên cạnh, tình yêu thương và sự ấm áp của bà vẫn luôn tồn tại mãi mãi trong tim nó. Những nỗi buồn và sự cô đơn vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai, như một vết thương sâu khó lành…

Tác giả: Phạm Hoàng Phong.

TỪ TRANH MINH HỌA – THÀNH CHUYỆN CÙNG KỂ