TƯƠNG KHẮC THUỘC TÍNH TRONG POKEMON

TỔNG QUAN VỀ THUỘC TÍNH POKEMON

Tương khắc thuộc tính trong Pokemon VPokedex

Thuộc tính (Type) là tính chất của các nguyên tố được dùng để phân loại cho các Pokemon và các Chiêu thức (Move). Hiện tại, có tất cả 18 thuộc tính khác nhau. Mỗi thuộc tính có ưu nhược điểm riêng, sự tương khắc giữa chúng nhìn chung là có logic.

STTTIẾNG ANHTIẾNG NHẬTTIẾNG VIỆTTHẾ HỆ
1NormalNormal Thường I
2FightingFighting Giác Đấu I
3FlyingFlying Bay I
4PoisonPoison Độc I
5GroundGround Đất I
6RockRock Đá I
7BugBug Bọ I
8GhostGhost Ma I
9SteelSteel Thép II
10FireFlame Lửa I
11WaterWater Nước I
12GrassGrass Cỏ I
13ElectricElectric Điện I
14PsychicEsper Siêu Linh I
15IceIce Băng I
16DragonDragon Rồng I
17DarkEvil Bóng Tối II
18FairyFairy Tiên VI

Một Pokemon có thể có một hoặc tối đa hai thuộc tính, gọi lần lượt là “đơn hệ” và “song hệ”. Với 18 thuộc tính, Pokemon có thể có 171 tổ hợp đơn và kép khác nhau (không xét thứ chính phụ các thuộc tính). Hiện tại thì có 162 loại tổ hợp đơn kép đã sử dụng. Khác với Pokemon, mỗi chiêu thức chỉ được quy định một thuộc tính trong một trường hợp cụ thể, ngoại trừ Phi Xung Lạc Địa (Flying Press) mang cùng lúc hệ Giác Đấu và Bay. Vì một số trường hợp, chiêu thức hoặc Đặc tính (Ability) có thể thay đổi hệ của chiêu thức thành một thuộc tính khác chứ không mang “song hệ” như Pokemon. Ví dụ như:

  • Chiêu thức Quả Cầu Khí Tượng (Weather Ball) có thể mang thuộc tính Lửa, Nước, Băng, Đá, hoặc Thường. Tùy thuộc vào thời tiết khi nó sử dụng.
  • Chiêu thức Bão Ion (Ion Deluge) có thể tạo ra một môi trường để biến tất cả các chiêu thức thuộc tính Thường thành thuộc tính Điện.
  • Đặc tính Da Tiên (Pixilate) có thể biến tất cả các chiêu thức thuộc tính Thường thành thuộc tính Tiên.

Thuộc tính của một Pokemon cũng có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào chiêu thức hoặc đặc tính mà nó có. Ví dụ như:

  • Chiêu thức Ngụy Trang (Camouflage) làm thay đổi thuộc tính của Pokemon. Tùy thuộc vào địa hình đang tồn tại trên chiến trường.
  • Đa Thuộc Tính (Multitype) là một đặc tính độc quyền của Arceus. Nó có thể tùy ý thay đổi thuộc tính của mình bằng cách sử dụng năng lượng của các Phiến Thạch (Plate).
  • Một số chiêu thức có thể làm mất đi thuộc tính của Pokemon tạm thời, ví dụ như: Hỏa Thiêu (Burn Up), Hạ Cánh (Roost), và Điện Quang Song Kích (Double Shock).

Một số thuộc tính của Pokemon có tương tác đặc biệt với một số hiệu ứng trong chiến đấu:

  • Thuộc tính Bóng Tối miễn nhiễm với các chiêu thức được ưu tiên từ đặc tính Trái Tim Tinh Nghịch (Prankster).
  • Thuộc tính Điện không thể bị trạng thái Tê Liệt (Paralysis).
  • Thuộc tính Lửa không thể bị trạng thái Bỏng (Burn).
  • Thuộc tính Bay không bị ảnh hưởng bởi Chiến Trường Thảo Mộc (Grassy Terrain) và Rải Đinh (Spikes). Trừ khi Pokemon đó dùng chiêu Hạ Cánh làm mất đi thuộc tính Bay của nó.
  • Thuộc tính Ma miễn nhiễm với trạng thái Ngăn Chặn Trốn Thoát (Escape prevention) của một số chiêu thức như: Khóa Mục Tiêu (Mean Look), Bạch Tuộc Phong Ấn (Octolock), Khâu Bóng (Spirit Shackle),…
  • Thuộc tính Cỏ miễn nhiễm với các chiêu thức hệ Cỏ mang dạng bột, phấn, bào tử [ví dụ Phấn Gây Mê (Sleep Powder), Phấn Gây Tê (Stun Spore), Phấn Gây Nộ (Rage Powder),…] và Hạt Ký Sinh (Leech Seed).
  • Thuộc tính Đất không bị trạng thái Tê Liệt đến từ các chiêu thức hệ Điện. Và không chịu sát thương từ thời tiết Bão Cát (Sandstorm).
  • Thuộc tính Băng không thể bị trạng thái Đóng Băng (Freezing). Và không chịu sát thương từ thời tiết Mưa Đá (Hail).
  • Thuộc tính Độc không thể bị trạng thái Trúng Độc (Poisoned). Và loại bỏ hoàn toàn hiệu ứng của Gai Độc (Toxic Spikes) trên sàn đấu.
  • Thuộc tính Đá tăng 50% chỉ số Phòng Thủ Đặc Biệt (Special Defense) và không chịu sát thương khi gặp thời tiết Bão Cát.
  • Thuộc tính Thép không thể bị trạng thái Trúng Độc. Và không chịu sát thương từ thời tiết Bão Cát.

BẢNG TƯƠNG KHẮC THUỘC TÍNH POKEMON

Không tác dụng với hệ (x0)Chưa hiệu quả với hệ (x1/2)Hiệu quả với hệ (x2)Miễn Nhiễm với hệ (0x)Chống chịu tốt với hệ (1/2x)Bị khắc tinh bởi hệ (2x)
Thường MaĐá, ThépGiác Đấu
Giác Đấu MaBay, Độc, Bọ, Siêu Linh, Tiên
Thường, Đá, Thép, Băng, Bóng Tối
Đá, Bọ, Bóng Tối
Bay, Siêu Linh, Tiên
Bay Đá, Thép, ĐiệnGiác Đấu, Bọ, CỏĐấtGiác Đấu, Bọ, CỏĐá, Điện, Băng
Độc ThépĐộc, Đất, Đá, MaCỏ, TiênGiác Đấu, Độc, Bọ, Cỏ, TiênĐất, Siêu Linh
Đất BayBọ, CỏĐộc, Đá, Thép, Lửa, ĐiệnĐiệnĐộc, Đá
Nước, Cỏ, Băng
Đá Giác Đấu, Đất, Thép
Bay, Bọ, Lửa, Băng
Thường, Bay, Độc, Lửa
Giác Đấu, Đất, Thép, Nước, Cỏ
Bọ Giác Đấu, Bay, Độc, Ma, Thép, Lửa, Tiên
Cỏ, Siêu Linh, Bóng Tối
Giác Đấu, Đất, CỏBay, Đá, Lửa
Ma ThườngBóng TốiMa, Siêu LinhThường, Giác ĐấuĐộc, BọMa, Bóng Tối
Thép Thép, Lửa, Nước, ĐiệnĐá, Băng, TiênĐộcThường, Bay, Đá, Bọ, Thép, Cỏ, Siêu Linh, Băng, Rồng, Tiên
Giác Đấu, Đất, Lửa
Lửa Đá, Lửa, Nước, Rồng
Bọ, Thép, Cỏ, Băng
Bọ, Thép, Lửa, Cỏ, Băng, TiênĐất, Đá, Nước
Nước Nước, Cỏ, RồngĐất, Đá, LửaThép, Lửa, Nước, BăngCỏ, Điện
Cỏ Bay, Độc, Bọ, Thép, Lửa, Cỏ, RồngĐất, Đá, NướcĐất, Nước, Cỏ, Điện
Bay, Độc, Bọ, Lửa, Băng
Điện ĐấtCỏ, Điện, RồngBay, NướcBay, Thép, ĐiệnĐất
Siêu Linh Bóng TốiThép, Siêu LinhGiác Đấu, ĐộcGiác Đấu, Siêu Linh
Bọ, Ma, Bóng Tối
Băng Thép, Lửa, Nước, Băng
Bay, Đất, Cỏ, Rồng
Băng
Giác Đấu, Đá, Thép, Lửa
Rồng TiênThépRồngLửa, Nước, Cỏ, Điện
Băng, Rồng, Tiên
Bóng Tối Giác Đấu, Bóng Tối, TiênMa, Siêu LinhMa, Bóng Tối
Giác Đấu, Bọ, Tiên
Tiên Độc, Thép, LửaGiác Đấu, Rồng, Bóng TốiRồngGiác Đấu, Bọ, Bóng TốiĐộc, Thép

GIẢI THÍCH TƯƠNG KHẮC THUỘC TÍNH TRONG POKEMON

Hệ Thường

  • Đúng với nghĩa đen của nó, hệ Thường tức là những con Pokemon… rất bình thường. Như Mèo, Chuột, Chim, Chó, Bò, Trâu,… những sinh vật mà bạn thường trông thấy ở thế giới thực (nếu để ý thì thấy bất cứ thế hệ nào cũng có Pokemon Chim hoặc Chuột hệ Thường). Tuy nhiên, hệ Thường là hệ của sự khởi nguồn, là hệ của sự cân bằng cho tất cả. Ví dụ thấy rõ nhất là Eevee từ hệ Thường tiến hóa thành 8 hệ khác nhau, và Arceus – Sinh vật tạo ra vũ trụ lại chỉ mang độc hệ Thường. Chính vì hệ Thường, nên chúng có cơ thể và sức mạnh cũng… rất bình thường. Vì vậy, đối với những thứ cứng như Đá, Thép thì tất nhiên hệ Thường không gây được quá nhiều tổn hại (riêng hệ Băng, thì nếu so về độ cứng thì nó vẫn không thể bằng với Đá hoặc Thép, nên hệ Thường x1 hệ Băng). Đó là lý do hệ Thường chỉ x1/2 hệ Đá, Thép.
  • Hệ Thường còn tượng trưng cho cuộc sống bình thường ở dương gian, còn hệ Ma thì tượng trưng cho cuộc sống hư ảo ở cõi âm. Nên hai hệ này không thể tác động được lẫn nhau. Đó là lý do hệ Thường x0 hệ Ma và ngược lại.

Hệ Giác Đấu

  • Hệ Giác Đấu thường là những Pokemon có sức mạnh cơ bắp, kỹ thuật về các thế võ hoặc đấu kiếm. Vì vậy tổng thể hình dạng của chúng đa số giống với con người. Hệ Giác đấu sử dụng sức mạnh vật lý từ chính cơ thể của mình là chính, thế nên chúng dễ dàng chiếm ưu thế trước các thuộc tính cứng cáp như: Đá, Thép, Băng (lấy Tay chặt Đá, bẻ Thép hoặc con người biết luyện kim, và đập vỡ Băng). Đó là lý do hệ Giác Đấu x2 hệ Đá, Thép, Băng.
  • Hệ Giác Đấu đều là những Pokemon đã trải qua sự rèn luyện vất vả mà trưởng thành. Tức là nó không còn… bình thường nữa. Song, Giác Đấu còn ám chỉ đến sự “hiếu chiến”, nên dễ dàng “bắt nạt” được hệ Thường. Đó là lý do hệ Giác Đấu x2 Hệ Thường.
  • Hệ Giác Đấu còn tượng trưng cho tinh thần “võ sĩ đạo” và bản chất anh hùng vốn có, thể hiện rõ nhất là tinh thần thượng võ của bộ tứ Thánh Kiếm Sĩ, luôn sẵn sàng giúp đỡ các Pokemon khác khi chúng gặp nguy hiểm. Trong các bộ phim, nhân vật anh hùng lúc nào cũng giành chiến thắng trước cái Ác, và hệ Bóng Tối tiếng Nhật của nó còn có nghĩa là “hệ Ác“. Đó là lý do hệ Giác Đấu x2 hệ Bóng Tối.
  • Những đòn võ thật sự rất khó tấn công được những sinh vật đang Bay trên trời (cao quá với không tới), những thứ lỏng lẻo ở thể lỏng hoặc khí (khác với Nước, hệ Độc làm giảm sức tấn công vì bị trúng độc khi tiếp xúc với nó), những sinh vật quá nhỏ bé như các loài Côn Trùng (không ai đi đấm một con Bọ cả). Đó là lý do hệ Giác đấu x1/2 hệ Bay, Độc, Bọ.
  • Cũng giống như hệ Thường, Võ Sĩ cũng hoàn toàn không thể đấm được một con Ma. Đó là lý do hệ Giác Đấu x0 hệ Ma. Tuy nhiên, một võ sĩ khi tu luyện phải vượt qua nhiều cám dỗ, “tâm Ma” của bản thân (hoặc luyện tập nhiều quá bị “tẩu hỏa nhập ma” theo góc nhìn của phim… kiếm hiệp). Đó là lý do hệ Giác Đấu khác với hệ Thường một chút, nên hệ Ma x1 hệ Giác Đấu.
  • Hệ Siêu Linh và Tiên nhìn chung là đại diện cho trí thông minh và sức mạnh tinh thần, chúng có thể dễ dàng khống chế cảm xúc của một võ sĩ và làm giảm ý chí chiến đấu của nó. Hơn nữa, người ta vẫn thường hay nói “đầu óc ngu si, tứ chi phát triển“. Sức mạnh của “cơ bắp” làm sao đọ lại với sức mạnh của “trí óc”. Đó là lý do hệ Giác Đấu x1/2 hệ Siêu Linh, Tiên.

Hệ Bay

  • Hệ Bay thường là những Pokemon có cánh nói chung, những Pokemon lơ lửng, hay đơn giản là nó “biết bay”. Có thể nói hệ Bay là đại diện cho loài Chim ngoài thực tế, mà Côn Trùng và các loại Hạt lại là thức ăn chủ yếu của các loài Chim. Ngoài ra, hệ Bay có thể đại diện cho cả Gió, mà gió bão thì thổi bay Côn Trùng nhỏ bé, thậm chí bật gốc cả cỏ cây. Đó là lý do hệ Bay x2 hệ Bọ, Cỏ.
  • Giác Đấu là thiên về tấn công bên dưới mặt đất, mặc dù một số trường hợp chúng vẫn có thể nhảy lên để tấn công, nhưng nhìn chung nó không giữ được thế chủ động, vì vậy rất bất lợi trước hệ Bay trong một trận không chiến. Hơn nữa, Võ Sĩ cho dù có mạnh mẽ tới đâu cũng không thể tự mình chống lại những tai họa của thiên nhiên như cuồng phong, gió giật. Đó là lý do hệ Bay x2 hệ Giác Đấu.
  • Đá, Thép quá cứng và nặng để mỏ Chim có thể phá hủy hoặc gió bão thổi bay. Đó là lý do hệ Bay x1/2 hệ Đá, Thép.
  • Mặc dù chúng ta vẫn thường biết rằng Chim không bị giật mỗi khi chúng đậu trên dây điện. Nhưng vì nó thường chỉ đậu một dây nên không thể cấu thành mạch điện. Còn khi chúng ta chạm vào một dây thôi cũng bị giật là do chân chúng ta chạm đất, điện truyền xuống đất và tạo thành mạch điện. Thế nên, nếu chúng ta cách đất bằng cách mang dép cao su hoặc đứng trên ghế nhựa sẽ không bị giật khi tiếp xúc chỉ một dây. Quay trở lại, việc hệ Bay x1/2 hệ điện là do chúng đang bay trên cao. Mà những thứ đang bay trên cao lại dễ bị sét đánh, chẳng hạn như máy bay. Hơn nữa, hệ Bay cũng có thể đại diện cho bầu trời, mà trong văn học hay có câu: “tia sét xé toạc bầu trời“.

Hệ Độc

  • Hệ Độc thường là những Pokemon có nọc độc để tự vệ giống với thực tế như: Rắn, Bọ Cạp, Côn Trùng, Nấm Mốc,… hoặc những Pokemon có nguồn gốc từ những sản phẩm của con người như: Rác thải, nước thải và khí thải. Bất cứ cây cỏ nào cũng có thể chết vì chất độc, con người thường hay dùng Thuốc Diệt Cỏ để tận diệt cỏ dại trong trồng trọt hoặc chăn nuôi. Đó là lý do hệ Độc x2 hệ Cỏ.
  • Mặc dù Tiên sở hữu trí thông minh và phép thuật, thậm chí là bất tử. Vì vậy trong các bộ phim cổ tích, để có thể làm giảm sức mạnh hoặc giết được Tiên chỉ có một cách là đầu độc nó mà thôi. Đó là lý do hệ Độc x2 hệ Tiên.
  • Nếu đổ một lọ thuốc độc vào một lọ thuốc độc khác thì cũng không làm tăng độc tính của nó, mà chúng đơn giản chỉ là trung hòa lại với nhau. Hơn nữa, người ta thường hay có câu “lấy độc trị độc“. Đó là lý do hệ Độc x1/2 hệ Độc.
  • Độc hiếm khi phản ứng với Đất hoặc Đá, không thể dùng độc để phá vỡ kết cấu của Đất hoặc Đá, và cũng không thể đầu độc một người đã chết để chết thêm lần nữa (Ma), cùng lắm là ăn mòn thể xác của nó mà thôi. Mặc dù chất độc có thể ngấm vào Đất, nhưng thực tế việc ô nhiễm chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài sinh vật, còn riêng về Đất, nó vẫn không ảnh hưởng nhiều. Đó là lý do hệ Độc x1/2 hệ Đất, Đá, Ma.
  • Thép ở đây là đại diện cho những thứ nhân tạo, vô tri vô giác như: Robot, người máy,… Chính vì thế, nó cũng không thể bị đầu độc. Đó là lý do hệ Độc x0 hệ Thép.

Hệ Đất

  • Hệ Đất thường là những Pokemon có cuộc sống trên mặt đất, lòng đất, sa mạc hoặc có cơ thể làm từ đất (đất sét), cát. Đất có thể dễ dàng dập được Lửa. Đất cũng có thể làm thẩm thấu và trung hòa được Độc Tố. Điện khi truyền xuống Đất thì trở nên “vô dụng”, Cột Thu Lôi của con người được thiết kế theo nguyên lý: Thu sét từ trên cao bằng thanh kim loại, sau đó truyền xuống mặt đất bằng dây dẫn để chống cháy, cũng như chống giật cho con người. Đó là lý do hệ Đất x2 hệ Lửa, Điện, Độc.
  • Động đất và bão cát có thể chôn vùi và xói mòn Đá, cũng như làm sập đổ các công trình kiên cố bằng bê tông cốt thép. Mặt khác, Quặng có nguồn gốc và được hình thành từ trong lòng Đất. Đó là lý do hệ Đất x2 hệ Đá, Thép.
  • Cây cỏ có thể bám chặt và hút chất dinh dưỡng từ Đất. Còn các loài Côn Trùng thường làm tổ trong Đất, chúng sống tốt trong môi trường Đất. Đó là lý do hệ Đất x1/2 hệ Cỏ, Bọ.
  • Hệ Đất là đại diện cho Mặt Đất nói chung, mà mặt đất thì làm sao chạm tới được Bầu Trời. Hơn nữa, Động Đất cũng không ảnh hưởng đến một con Chim đang bay. Đó là lý do hệ Đất x0 hệ Bay.

Hệ Đá

  • Hệ Đá thường là những Pokemon có cơ thể được làm từ Đá, Khoáng Chất nói chung, hoặc các Pokemon được hồi sinh từ Hóa Thạch – chúng đều mang song hệ kèm theo hệ Đá (vào thời Tiền Sử, có lẽ chúng không có hệ Đá). Đá cũng giống như Đất, nó cũng dễ dàng dập được Lửa. Đá có thể gây sát thương rất hiệu quả đối với một con Chim hoặc một con Côn Trùng thông qua ná thun hoặc hiện tượng đá lở (gợi nhớ đến câu thành ngữ vui: “một mục tiêu trúng hai con nhạn“). Độ cứng của Băng không thể so với Đá, vì vậy những vũ khí bằng Đá dễ dàng đập vỡ các tảng Băng. Đó là lý do hệ Đá x2 hệ Lửa, Bay, Bọ, Băng.
  • Đá tuy cứng hơn Băng, nhưng lại không thể so với Thép. Đá cũng là một trong những thành phần tạo nên Đất. Võ Sĩ rèn luyện để có được cơ thể cứng cáp, nên dễ dàng chịu được những đòn tấn công thiên vật lý như Đá. Đó là lý do hệ Đá x1/2 Thép, Đất, Giác Đấu.

Hệ Bọ

  • Đúng với nghĩa đen của nó, hệ Bọ thường là những con Pokemon mang hình dạng của các loài Côn Trùng trong thực tế. Giống với đời thực, hầu hết chúng có đủ 3 dạng tiến hóa theo mô típ: Sâu – Nhộng – Bướm, và thời gian tiến hóa cũng rất nhanh (cấp độ để tiến hóa thấp). Côn Trùng đục khoét cây, ăn lá và trái cây. Côn Trùng thường xuyên sống trong các khu rừng, đất hoặc những nơi tăm tối. Chúng không sợ Bóng Tối, và phần lớn hoạt động về đêm, tiếng Côn Trùng vang lên giữa màn đêm âm u, tĩnh mịch khiến cho lòng ta bớt cô đơn, sợ hãi. Hơn nữa ở Nhật Bản, các loài Bọ thường là nguồn cảm hứng cho các nhân vật siêu anh hùng (Kamen Rider) để chống lại cái xấu, cái ác (Bóng Tối). Đó là lý do hệ Bọ x2 hệ Cỏ, Bóng Tối.
  • Sâu bọ luôn là nỗi sợ hãi của phần lớn con người. Mà Siêu Linh lại đại diện cho tâm trí của con người, thậm chí là khuếch đại não bộ con người, nên sự sợ hãi cũng có thể vì thế mà bị khuếch đại theo. Đó là lý do hệ Bọ x2 hệ Siêu Linh.
  • Một vết cắn của Sâu Bọ không thể gây quá nhiều tổn hại cho một Võ Sĩ đã được tôi luyện, và càng không thể tổn hại đến những thứ cứng như Thép. Sâu bọ còn là nguồn thức ăn chính của các loài Chim, và sâu bọ cũng dễ dàng bị thiêu đốt bởi Lửa. Mặc dù Thuốc Trừ Sâu được dùng để giết sâu bọ, nhưng con người vẫn phải không ngừng cải tiến vì chúng có thể kháng thuốc và tiến hóa thành một giống loài mới. Đó là lý do hệ Bọ x1/2 hê Giác Đấu, Thép, Bay, Lửa, Độc. (riêng đối với Đá, do Côn Trùng thường làm tổ trong các vách núi nên hệ Bọ x1 hệ Đá thay vì x1/2 giống như hệ Thép. Riêng đối với Băng, do lối sống thích nghi được nhiệt độ thấp của các loài Côn Trùng nên hệ Bọ x1 hệ Băng thay vì x1/2 giống hệ Lửa).
  • Thần tiên là những sinh vật siêu nhiên, chúng thường bảo vệ các loài yếu đuối như Sâu Bọ. Chính vì thế, sâu bọ là những loài khó có thể làm tổn hại đến thân thể của chúng. Nếu như sâu bọ là nỗi sợ hãi của con người, nhưng khi con người chết đi, họ không còn cảm thấy sâu bọ là loài đáng sợ nữa, hoặc “ký sinh trùng” thì không thể lây nhiễm cho người đã chết. Đó là lý do hệ Bọ x1/2 hệ Tiên, Ma.

Hệ Ma

  • Hệ Ma thường là những Pokemon có khả năng “hút sinh lực” hoặc tồn tại dưới dạng linh hồn. Phần lớn chúng mượn một vật nào đó để hóa thân thành một loài Pokemon mới, ví dụ như Búp Bê, Tượng, Kiếm,… Đặc biệt, chúng được cho là cư ngụ trong một chiều không gian khác với thế giới Pokemon, gọi là Thế Giới Ma. Ma chỉ sống trong Bóng Tối và dựa vào Bóng Tối để tồn tại, hay nói cách khác là Ma bị cai quản bởi bóng đêm. Và trong thế giới cô hồn đó, chỉ có Ma mới có thể tác động đến Ma, chúng đấu tranh với nhau để sinh tồn. Đó là lý do hệ Ma x2 hệ Ma hệ Ma x1/2 hệ Bóng Tối.
  • Cũng giống như trường hợp của Sâu Bọ, Ma cũng là một trong những nỗi sợ hãi của con người. Siêu Linh lại đại diện cho sự khuếch đại não bộ con người, nên đồng thời nó cũng khuếch đại những “tiêu cực” bên trong nó. Đó là lý do hệ Ma x2 hệ Siêu Linh.
  • Hệ Ma tượng trưng cho cuộc sống hư ảo ở cõi âm, còn hệ Thường tượng trưng cho cuộc sống ở dương gian. Nên hai hệ này không thể tác động được lẫn nhau. Đó là lý do hệ Ma x0 hệ Thường và ngược lại.

Hệ Thép

  • Hệ Thép là một trong những hệ được ưu ái nhất. Chỉ có 3 điểm yếu, chống chịu tốt lên đến 10 thuộc tính, và miễn nhiễm 1 thuộc tính. Hệ Thép thường là những Pokemon có cơ thể sắt thép và vũ khí sắc bén, hoặc những Pokemon cơ khí được con người tạo ra. Hệ Thép là đại diện cho sự cứng cáp và sắc bén bậc nhất. Nó dễ dàng đập nát đá và chém đứt những tảng băng. Trong các câu chuyện cổ tích (cụ thể là Maleficent), Kim Loại có thể gây bỏng cho Tiên theo một cách nào đó (người ta hay nói rằng Bạc có thể trừ yêu). Tiên thường sử dụng những phép thuật liên quan đến Ánh Sáng, còn Thép thì có thể phản chiếu Ánh Sáng như những tấm gương. Hơn nữa, Tiên có thể ngụ ý cho những câu chuyện cổ tích, hư ảo và Thép thì lại đại diện cho nền công nghiệp luyện kim hiện đại. Đó là lý do hệ Thép x2 hệ Đá, Băng, Tiên.
  • Một thanh kiếm dù có sắc bén đến đâu cũng không thể chém được những thú vô định như Lửa, Nước, Điện. Và bản thân Thép với Thép chiến đấu với nhau cũng chỉ gây sứt mẻ, vì cả hai đều quá cứng. Đó là lý do hệ Thép x1/2 Thép, Lửa, Nước, Điện.

Hệ Lửa

  • Hệ Lửa thường là những Pokemon thấy rõ lửa trên một số bộ phận của cơ thể, những Pokemon liên quan đến Ánh Sáng, Mặt Trời, Cầu Vồng, hoặc đơn giản chỉ là màu đỏ. Lửa dễ dàng thiêu đốt cây Cỏ và Sâu Bọ. Băng, Thép cũng tan chảy trước nhiệt độ cao của Lửa. Đó là lý do hệ Lửa x2 hệ Cỏ, Bọ, Băng, Thép.
  • Nước dập Lửa nhưng Lửa có thể làm bốc hơi hơi Nước. Lửa không nung được Đá tan chảy như Thép hoặc Băng (riêng về Đất, lửa có thể nung Đất khiến Đất khô cứng và dễ vỡ, đó là lý do hệ Lửa x1 hệ Đất). Lửa gặp Lửa cũng chỉ thêm hậm hực. Trong các câu chuyện thần thoại, Rồng được ví như sinh vật hùng mạnh, thống lĩnh được các nguyên tố tự nhiên như Lửa, Nước, Cỏ, Điện (Rồng Lửa, Rồng Nước,…). Hơn nữa, vảy Rồng được mô tả là vô cùng dày dặn và cứng cáp, vì thế những nguyên tố tự nhiên cơ bản không làm tổn hại nhiều đến nó. Đó là lý do hệ Lửa x1/2 Nước, Đá, Lửa, Rồng.

Hệ Nước

  • Hệ Nước thường là những Pokemon có cuộc sống dưới nước (ao, hồ, sông, suối, biển), đầm lầy, hoặc bán thủy sinh như: Tôm, Cá, Cua, Rùa, Ếch,… Nước dễ dàng dập được Lửa, cuốn trôi Đất, và bào mòn Đá. Đó là lý do hệ Nước x2 hệ Lửa, Đất, Đá.
  • Thực Vật hút Nước để sống, một số cây Cỏ còn có lối sống thủy sinh hoặc bán thủy sinh. Nước gặp Nước cũng chỉ đầy thêm. Rồng thống lĩnh các nguyên tố tự nhiên, và rất nhiều loài Rồng được cho là sống dưới Nước. Đó là lý do hệ Nước x1/2 hệ Cỏ, Nước, Rồng.

Hệ Cỏ

  • Hệ Cỏ thường là những Pokemon được lấy cảm hứng từ các loài cây cỏ, các loại hạt, hoa, và trái cây, hoặc đơn giản là những động vật sống trong các khu rừng. Cây Cỏ sống trong môi trường có Đất. Chúng hút chất dinh dưỡng và Nước từ Đất. Sức sống của chúng mạnh mẽ đến mức có thể sống và len lỏi trong các tảng Đá. Đó là lý do hệ Cỏ x2 hệ Đất, Nước, Đá
  • Côn Trùng ăn Lá, Chim ăn Hạt. Dao chặt Cây, Hóa Chất diệt cỏ, Lửa thì làm cháy Rừng. Cây gặp Cây thì chỉ… thành một khu rừng. Rồng thống lĩnh các nguyên tố tự nhiên, và với lớp vảy dày như thế thì làm sao bị tổn hại bởi một nhành cây. Đó là lý do hệ Cỏ x1/2 hệ Bọ, Bay, Thép, Độc, Lửa, Cỏ, Rồng. Còn lý do tại sao hệ Thép không x2 hệ Cỏ là bởi vì sức sống của cỏ rất mãnh liệt, nếu dọn một khu vực đầy cỏ dại chỉ với 1 cây dao thì chắc chắn không bao giờ diệt tận gốc được.

Hệ Điện

  • Hệ Điện thường là những Pokemon có thức ăn là “dòng điện”, nên chúng dễ dàng bị thu hút bởi từ trường, những nhà máy điện, hoặc các hang động có điện tích. Chúng cũng có thể là các Pokemon nhân tạo – sản phẩm của các nhà máy điện. Các loại Nước đều dẫn điện, trừ nước tinh khiết (Thép cũng dẫn điện, nhưng không sinh ra nhiệt năng giống như Nước, vì thế hệ Điện x1 hệ Thép). Chim bay trên cao nên dễ bị sét đánh, sẽ như thế nào nếu Chim bị tê liệt đôi cánh nhỉ?. Đó là lý do hệ Điện x2 hệ Nước, Bay.
  • Gỗ gần như cách Điện (việc Cây bị Sét đánh cháy cũng là do lượng Nước được chứa trong Cây sinh ra nhiệt), hoặc Cỏ Cây truyền Điện và Đất thông qua rễ của nó. Điện gặp Điện chỉ trung hòa vào nhau. Rồng thống lĩnh các nguyên tố tự nhiên, Điện cũng nằm trong số các nguyên tố đó. Đó là lý do hệ Điện x1/2 hệ Cỏ, Điện, Rồng.
  • Điện truyền xuống Đất thì trở nên “vô dụng”. Nó cũng là nguyên lý của Cột Thu Lôi. Đó là lý do hệ Điện x0 hệ Đất.

Hệ Siêu Linh

  • Hệ Siêu Linh là hệ sử dụng sức mạnh thông qua phép thuật hoặc sóng não. Chúng đại diện cho những sinh vật thông minh bậc nhất như Metagross, Alakazam, Slowking,… Ngoài ra, hệ Siêu Linh còn đại diện cho những bí ẩn của con người như vũ trụ hoặc sự bất tử. Đó là lý do hầu hết các Pokemon Huyền Thoại và Pokemon Huyền Ảo đều có mang hệ này. Đối với những kẻ chỉ biết sử dụng “cơ bắp” thì hệ Siêu Linh dễ dàng sai khiến chúng bằng “trí óc” của mình. Siêu Linh đại diện cho ý chí tinh thần của con người, nếu có tinh thần tốt và ý chí mạnh, con người có thể vượt qua được bệnh tật (giải thích theo khoa học thì việc thiền định có thể giúp con người có trí tuệ minh mẫn, đả thông khí huyết, và loại bỏ được tạp chất ra khỏi cơ thể). Đó là lý do hệ Siêu Linh x2 hệ Giác Đấu, Độc.
  • Các chiêu thức của hệ Siêu Linh chủ yếu là các chiêu thức thiên về tâm trí, chúng không thể tác động lên thứ vô tri vô giác như Thép, chỉ có thể tấn công vật lý bằng cách điều khiển và ném nó thông qua linh lực. Sẽ như thế nào nếu hai kẻ thông minh đấu trí với nhau? Hm, chắc phải uống thuốc nhức đầu đây (có một thành ngữ vui nói về điều này: “kẻ cắp gặp bà già“). Đó là lý do hệ Siêu Linh x1/2 hệ Thép, Siêu Linh.
  • Bóng Tối đại diện cho sự Man Rợ, Hoang Dại tự nhiên nên sức mạnh “trí óc” không thể tác động vào nó được. Thậm chí Siêu Linh còn phải khiếp sợ trước bản tính nó. Đó là lý do hệ Siêu Linh x0 hệ Bóng Tối.

Hệ Băng

  • Hệ Băng thường là những Pokemon sống ở những vùng lãnh nguyên đầy tuyết, hay các vùng biển lạnh như Bắc Cực. Chúng có lông và da dày để giữ ấm, một số bộ phận của cơ thể của chúng còn được làm từ Băng. Khí Lạnh làm Cỏ Cây khô héo (mặc dù một số loài Cây chịu Lạnh rất cao, và bản chất của Băng vẫn là Nước, đó là lý do hệ Cỏ x1 hệ Băng). Khí Lạnh cũng làm xơ cứng các cơ của Chim, nên rất nhiều loài Chim phải di cư trước khi mùa Đông đến. Rồng được xếp chung với nhóm loài Bò Sát như: Khủng Long, Thằn Lằn, Cá Sấu,… vì vậy nó cũng là một loài động vật sợ cái Lạnh (động vật máu lạnh). Băng Tuyết che phủ Mặt Đất, khiến nó mất đi độ phì nhiêu. Đó là lý do hệ Băng x2 hệ Bay, Đất, Cỏ, Rồng.
  • Băng có độ cứng thấp nhất nếu so với Đá và Thép, vì vậy nó dễ dàng bị chúng phá vỡ (nhưng do Băng vẫn có độ ẩm như Nước, nên hệ Băng x1 hệ Đá). Băng tan chảy khi gặp nhiệt độ cao như Lửa. Băng gặp Băng thì chỉ có lạnh thêm. Khí Lạnh đóng băng Nước, nhưng Nước lại làm tan băng, nên cả hai không khắc lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu so về nhiệt độ thì Nước vẫn cao hơn Băng. Đó là lý do hệ Băng x1/2 hệ Thép, Lửa, Nước, Băng.

Hệ Rồng

  • Hệ Rồng thường là những Pokemon có hình dáng giống Rồng (trừ “rồng lộn”), hoặc Bò Sát nói chung. Ngoài ra, có những thứ mang hệ Rồng theo một cách thần kỳ nào đó như: Cá, Ốc Sên, Cây Dừa, Trái Táo,… Trong các câu chuyện truyền thuyết hay thần thoại, Rồng luôn là một sinh vật mạnh mẽ và quyền năng nhất, nắm giữ các nguyên tố của đất trời. Vì thế, hệ Rồng cũng là hệ phổ biến của các Pokemon Huyền Thoại (còn các Pokemon Huyền Ảo thiên về các đòn Phép – Siêu Linh hơn). Mặc dù Rồng có lớp vảy dày, nhưng nó vẫn có thể bị giết bởi những vũ khí sắc bén như Đao, Kiếm (nhắc đến “dũng sĩ diệt Rồng” là ta lại nhớ đến hình ảnh một tráng sĩ tay phải cầm Gươm, tay trái cầm Khiên). Đó là lý do hệ Rồng x1/2 hệ Thép.
  • Chính vì loài rồng mạnh mẽ và quyền năng như vậy, nên chỉ có bản thân chúng mới đủ sức hạ bệ chính giống loài của chúng. Đó là lý do hệ Rồng x2 hệ Rồng.
  • Tiên cũng giống như Rồng, nó có phép thuật và nắm giữ các nguyên tố của đất trời, thậm chí là điều khiển được cả Rồng. Trong các câu chuyện cổ tích của Châu Âu, Tiên thường là nhân vật chính diện đại diện cho sự thánh thiện, điềm tĩnh. Còn Rồng lại là nhân vật phản diện, đại diện cho sự hung bạo, hoang dã. Kết quả là lúc nào cái thiện cũng chiến thắng. Đó là lý do hệ Rồng x0 hệ Tiên.

Hệ Bóng Tối

  • Hệ Bóng Tối thường là những Pokemon hóa thân của Tai Họa, Hung Bạo, Ác Mộng hay sự Lừa Lọc, Ranh Mãnh hoặc đơn giản là những Pokemon thích sống trong đêm tối. Ma thường núp và dọa con người thông qua màn đêm u tối, nhưng ít ai biết được rằng nó đang bị cai quản bởi đêm đen. Siêu Linh cũng chỉ là con người có trí óc và pháp lực, chúng không phải Thần Tiên để có thể vượt qua được những cám dỗ của cái Ác (hệ Bóng Tối theo tiếng Nhật có nghĩa hệ Ác). Đó là lý do hệ Bóng Tối x2 Ma, Siêu Linh.
  • Như đã nói, Bóng Tối còn đại diện cho cái Ác, trong khi đó Giác Đấu lại đại diện cho chủ nghĩa anh hùng, phù hợp với câu nói: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo“. Tiên cũng tương tự như vậy, Tiên đại diện cho phép thuật trừ gian diệt ác, vậy nên hoàn toàn có lợi trước hệ Bóng Tối. Tự Bóng Tối (hoặc cái Ác) cũng không thể làm cho chúng Tối thêm (hoặc Ác thêm). Đó là lý do hệ Bóng Tối x1/2 hệ Giác Đấu, Bóng Tối, Tiên.

Hệ Tiên

  • Hệ Tiên là hệ xuất hiện muộn nhất, và cũng có thể là hệ sinh ra với mục đích là để áp chế sự bá đạo của hệ Rồng. Hệ Tiên thường là những Pokemon nhỏ bé, đáng yêu, yểu điệu hoặc những Pokemon được lấy cảm hứng từ các sinh vật trong cổ tích như: Tinh Linh, Yêu Tinh, Yêu Quái. Các chiêu thức hệ Tiên phần lớn thiên về phép thuật và lối đánh tầm xa, vậy nên hoàn toàn có lợi trước những đòn đánh vật lý của hệ Giác Đấu. Trong nhiều câu chuyện cổ tích của phương Đông, Rồng là sinh vật được thuần hóa bởi Tiên, chúng phục tùng và thường xuyên là thú cưỡi của Tiên. Tiên đại diện cho Công Lý lẫn Ánh Sáng, nên chúng dễ dàng đánh bại thế lực Xấu Xa như Bóng Tối. Đó là lý do hệ Tiên x2 hệ Giác Đấu, Rồng, Bóng Tối.
  • Tiên có thể bất tử, nhưng vẫn có chết khi bị đầu Độc. Tiên thường trú ngụ trong các khu rừng, vì vậy Lửa cũng là một nỗi sợ hãi đối với Tiên. Phép thuật của Tiên gần như vô hại trước Thép bởi tính phản chiếu của nó. Đó là lý do hệ Tiên x1/2 hệ Độc, Lửa, Thép.

THÔNG TIN BÊN LỀ

  • Hệ Thường là hệ có nhiều chiêu thức nhất, lên đến 200 chiêu.
  • Hệ Rồng là hệ có ít chiêu thức nhất, chỉ có 29 chiêu.
  • Hệ Nước là hệ thuộc sở hữu của nhiều Pokemon nhất (157 Pokemon). 
  • Hệ Băng là hệ thuộc sở hữu của ít Pokemon nhất (58 Pokemon).
  • Hệ Cỏ và Đá là hai hệ bị khắc tinh nhiều nhất (5 điểm yếu).
  • Hệ Thép là hệ Chống Chịu tốt với nhiều thuộc tính nhất (10 thuộc tính, và miễn nhiễm với 1 thuộc tính nữa).
  • Hệ Thường và Ma là hai hệ duy nhất miễn nhiễm lẫn nhau.
  • Hệ Giác Đấu và Bọ là hai hệ duy nhất Chống Chịu tốt lẫn nhau.
  • Hệ Ma là hệ duy nhất miễn nhiễm với 2 thuộc tính: Thường và Giác Đấu.
  • Hệ Ma và Rồng là hai hệ duy nhất tự khắc tinh với chính nó.
  • Hệ Siêu Linh là hệ duy nhất có cùng tên tiếng Anh với một chiêu thức (Xuất Thần – Psychic).
  • Clefairy, Clefable, Cleffa, Togepi, Togetic, Snubbull, Granbull, và Togekiss bị mất hệ Thường kể từ khi thế hệ VI ra mắt, thay vào đó chúng có hệ Tiên.
  • Trong thế hệ II, các chiêu Cắn (Bite), Gió Xoáy (Gust), Tay Đao (Karate Chop), và Tung Cát (Sand Attack) từ hệ Thường thay đổi lần lượt thành hệ Bóng Tối, Bay, Giác Đấu, và Đất.
  • Trong thế hệ VI, các chiêu Bùa Mê (Charm), Nguyệt Quang (Moonlight), và Nụ Hôn Thiên Sứ (Sweet Kiss) từ hệ Thường thay đổi thành hệ Tiên.
  • Hệ Thường là hệ duy nhất không Kháng và Chống Chịu tốt trước bất kỳ thuộc tính nào.
  • 9 song hệ chưa xuất hiện bao gồm: Thường/ Đá, Thường/ Bọ, Thường/ Thép, Thường/ Băng, Độc/ Băng, Đất/ Tiên, Đá/ Ma, Bọ/ Rồng, Lửa/ Tiên.